News - T2, 03/24/2025 - 10:34
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU KIỂM TRA CHOLESTEROL?
Lần cập nhật cuối 03/24/2025 - 10:36

Cholesterol là một loại mỡ thực hiện nhiều công việc thiết yếu trong cơ thể, góp phần trong việc tạo ra hormone, vitamin D và các chất giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol trong máu tăng lên, nguy cơ đối với sức khỏe cũng tăng theo, đặc biệt là các vấn đề về bệnh tim mạch.
Theo BS. Vũ Hoàng Thu, bác sỹ Nội - Trưởng Khoa Khám bệnh tại bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, khi cholesterol cao có thể kết hợp với các chất khác trong máu tạo thành mảng bám, bám vào thành động mạch, gây xơ vữa động mạch, khiến động mạch bị hẹp, thậm chí tắc nghẽn hoàn toàn (ở động mạch vành sẽ gây nhồi máu cơ tim, ở động mach não sẽ gây đột quỵ…)
Xét nghiệm mỡ máu sẽ cho ra các chỉ số: cholesterol toàn phần, HDL cholesterol (là mỡ tốt bảo vệ thành mạch), LDL cholesterol (là mỡ xấu làm hại thành mạch), ngoài ra có thành phần Triglyxerit (nếu tăng cao có nguy cơ viêm tụy cấp).
Lượng cholesterol trong cơ thể cũng có xu hướng tăng lên theo tuổi tác vì bị ảnh hưởng bởi quá trình trao đổi chất theo độ tuổi. Một số hiếm rối loạn mỡ máu do biến đổi gen nên có tính chất di truyền.
Như vậy, việc tầm soát Cholesterol sẽ tùy vào độ tuổi, bệnh nền, yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình.
Độ tuổi nào nên bắt đầu kiểm tra Cholesterol
- Đối với trẻ từ 9-11 tuổi, nên được xét nghiệm lần đầu tiên trong độ tuổi này và sau đó 5 năm, đặc biệt với trẻ có tiền sử gia đình về tăng mỡ máu
- Nam giới từ 45-65 tuổi và nữ giới từ 55-65 tuổi được khuyến nghị nên kiểm tra 1 lần/ năm
- Đối với người từ 65 tuổi trở lên, những người thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh nên được kiểm tra thường xuyên hơn.
- Một số trường hợp khác như tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh thận… cần thực hiện xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm cholesterol trong máu:
- Nên đi xét nghiệm máu vào buổi sáng vì trước khi xét nghiệm cần nhịn ăn tối thiểu 12 tiếng (nên chọn buổi sáng sẽ thích hợp hơn).
- Không uống cà phê, rượu, bia, sữa, nước ngọt có ga, hút thuốc lá… vào đêm trước ngày đi xét nghiệm, tốt nhất là trước thời điểm xét nghiệm 24 giờ.
- Nên chú ý uống nước lọc đầy đủ để tránh mệt mỏi do nhịn ăn và giúp giảm căng thẳng.
- Bệnh viện có chuẩn bị suất ăn dành cho khách hàng sau khi hoàn thành buổi kiểm tra.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình điều trị cá nhân hóa cho từng bệnh nhân căn cứ theo chỉ số LDL cholesterol. Chỉ số này tối ưu là <2.6mmol/L đối với người bình thường nhưng nên giữ ở mốc <1.8 mmol/L hoặc <1.4 mmol/ L đối với những bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, có yếu tố nguy cơ tim mạch cao đáng kể hoặc bệnh thận mạn độ 3…
Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, chúng tôi cung cấp các gói khám sức khỏe tổng quát toàn diện giúp bạn tầm soát sớm nguy cơ, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Với đội ngũ bác sĩ đào tạo quốc tế giàu kinh nghiệm và hệ thống hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu từ GE, Abbott, Siemens, Roche…. và sự phối hợp đa chuyên khoa từ các bác sĩ Nội đa khoa, bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh cùng các bác sĩ chuyên khoa khác, bạn sẽ nhận được sự tư vấn và hướng dẫn chuyên sâu để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Tìm hiểu thêm các gói khám sức khỏe tổng quát ngay tại: /vi/san-pham/kham-suc-khoe-tong-quat.html
Liên hệ ngay HOTLINE 024.35771100 hoặc INBOX FANPAGE “Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội”, Zalo OA để được tư vấn chi tiết bạn nhé!